Nắm được kinh nghiệm mở quán cà phê nhỏ sẽ giúp bạn chủ động trong mọi tình huống. Đặc biệt cần phải biết chi phí sẽ phải bỏ ra để từ đó mà huy động vốn. Việc kinh doanh cà phê có được bền vững và mang về lợi nhuận hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khâu chuẩn bị của bạn.
Trong bài viết sau đây cafeculturel sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở quán cà phê nhỏ cho bạn. Cùng tìm hiểu để chuẩn bị cho dự định sắp tới của mình nhé!
Kinh nghiệm mở quán cà phê nhỏ
I. Chuẩn bị vốn
Bí quyết đầu tiên khi bạn mở quán cà phê chính là phải dự đoán số chi phí mà mình sẽ bỏ ra. Từ mô hình kinh doanh, phân khúc khách hàng để lên một danh sách chi phí. Hầu hết để mở các quán quán cà phê hay bất cức loại mặt hàng đồ ăn nào khác đều phải chuẩn bị cho 4 loại chi phí sau:
Chi phí thuê mặt bằng
- Đây là khoản chi phí mà bạn phải trả cho việc thuê địa điểm kinh doanh. Địa điểm bạn thuê sẽ tùy vào diện tích, khu vực và vị trí khác nhau mà sẽ có sự thay đổi trong chi phí này. Thông thường sẽ giao động trong khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng/ tháng đối với một quán cà phê nhỏ.
- Đồng thời sẽ phải chuẩn bị chi phí này dư ra một ít cho tiền đặt cọc. Đây là khoản chi phí đáng để đầu tư nhiều vì nó sẽ quyết định việc kinh doanh lâu dài của bạn.
Chi phí trang trí quán
- Đối với quán cà phê nhỏ thì mục tiêu nhắm đến chủ yếu là các khách hàng binh dân. Vì thế bạn không cần phải quá cầu kỳ và chú trọng đến trang trí. Về khoản chi phí này bạn có thể đầu tư ít và dần dần đi vào ổn định có thể nâng cấp sau.
- Theo kinh nghiệm kinh doanh kinh doanh quán cà phê nhỏ, mức chi phí này sẽ dao động trong khoảng 40 đến 60 triệu đồng cho một lần trang trí. Bao gồm các công việc như sửa chữa, thiết kế lại mặt bằng quán, trang trí nhà vệ sinh, bổ sung các khu vực như quần pha chế… Sắm sửa toàn bộ bàn ghế mới, cái nào còn cũ tận dụng được thì càng tốt.
- Để tiết kiệm cho chi phí hơn bạn có thể lựa chọn hình thức mua đồ cũ, đồ thanh lý.
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí để mua nguyên vật liệu như đường, các loại sữa, siro, hạt cà phê, hoa quả trái cây tươi, lá bạc hà, sả, chanh,… bạn cũng phải dự trù cẩn thận.
Thông thường nguồn vốn phải bỏ ra sẽ là từ 4 đến 5 triệu đồng cho một tháng. Tùy vào sản phẩm và nguồn nguyên liệu bạn mua chi phí này sẽ có sự thay đổi.
Chi phí duy trì hoạt động quán
Chi phí duy trì hoạt động quán là tổng số chi phí mà mỗi tháng bạn phải bỏ ra để hoạt động quán.
- Bao gồm các chi phí không thuộc chi phí cố định của quán như tiền thuê nhân viên, tiền nguyên vật liệu đầu vào, tiền điện nước, tiền bảo trì máy móc thiết bị,…
- Trong những tháng đầu kinh doanh sẽ là những giai đoạn khó khăn. Thường là sẽ nhận về những khoản lỗ. Vì vậy bạn nên chuẩn bị một khoản dự trù để duy trì hoạt động quán trong những lúc không có lợi nhuận.
- Ngoài ra còn có các chi phí giấy tờ liên quan, những giấy tờ bắt buộc phải có để thực hiện kinh doanh.
II. Các giấy tờ cần thiết để mở quán cafe nhỏ
Đối với việc kinh doanh thì các giấy tờ đi kèm là rất quan trọng. Để mở một quán cà phê nhỏ hợp pháp thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
Đây là giấy phép đăng ký trực tiếp với các cơ quan nhà nước. Hãy liên hệ với UBND Quận, Huyện hoặc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố để được hướng dẫn.
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là giấy tờ không thể thiếu đối với một quán kinh doanh đồ ăn hay đồ uống. Do vậy, trước khi mở quán hãy nộp hồ sơ xin giấy cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.
III. Menu đồ uống
Một quan cà phê dù truyền thống hay hiện đại đều có những đồ uống cơ bản không thể thiếu sau:
- Cà Phê – quán cà phê thì tất nhiên không thể thiếu đồ uống này. Trong đó sẽ có nhiều loại như cà phê đen, cà phê sữa,… Hay những cốc cà phê máy hiện đại mới lạ như latte, mocha, espresso…cũng là lựa chọn khá hay ho.
- Các thức uống trái cây đa dạng: Nước ép dâu, dứa, táo, cam, sinh tố bơ, sinh tố chanh tuyết, sinh tố việt quất,… là những loại thức uống mà bất cứ quán cà phê nào cũng phải có.
- Các đồ uống có hương vị trà: Các hương vị như trà đào, trà tắc, trà táo bạc hà, trà ô long, trà hoa cúc, trà chanh,… là những đồ uống nhâm nhi hầu hết những người đến quán cà phê để làm việc đều rất thích.
Kinh doanh quán cà phê nhỏ cũng không có nghĩa là chỉ có mỗi cà phê. Để tạo ra sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh với đối thủ thì việc lên menu cho quán cà phê là rất quan trọng. Bạn sẽ phải chú trọng bước này và dựa vào xu hướng thị trường mà cho ra menu chất lượng nhất.
IV. Setup quán
Để setup quán cà phê nhỏ bạn cần lên ý tưởng cho quán. Tùy theo sở thích và xu hướng thời đại mà chọn. Ví dụ như quán cà phê theo phong cách hoài cổ, phong cái hiện đại và thông minh, phong cách lãng mạn, phong cách ngoài trời….
Thực hiện thiết kế và bố trí không gian quán thoáng mát, đẹp và mới lạ. Điều này sẽ dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Lên menu đồ uống sao cho thật đa dạng và tinh tế phù hợp với thời đại hay thị hiếu người dùng.
Thiết kế không gian quán cà phê
- Đối tượng là những người muốn tìm kiếm sự mới lạ: Những không gian quán cà phê sang trọng nhan nhản trên thị trường và hầu hết khách hàng đều cảm thấy nhàm chán. Hãy tạo cho quán cà phê của bạn một phong cách hoài cổ. Hiện đây là phong cách đang được giới trẻ rất ưa thích. Đưa khách hàng trở về những năm thập niên, tạo ra một không gian mới mẻ, ấn tượng.
- Đối tượng khách hàng hướng đến là các bạn nữ: Hãy thiết kế quán ca phê một cách điệu đà. Không gian xung quanh có thể là màu hồng, các bức tranh dễ thương hay những chú gấu bông ngộ nghĩnh. Nhiều quán còn sử dụng những chú mèo để nhằm thu hút các bạn nữ hơn.
- Quán của bạn nằm ở vị trí luôn có ánh sáng rọi vào: Hãy tận dụng điều đó để tạo nên một không gian quán đầy tính chất nghệ thuật. Đem đến những bức tranh 3D nghệ thuật đi vào lòng người. Ánh sáng kết hợp những bức tranh đó sẽ giúp quán bạn trở nên nổi bật hơn
- Một không gian thoáng mát, đơn giản: Sẽ tạo cho khách hàng cảm giác tập trung trong công việc. Đây lại là một ý tưởng hướng hay dành cho những vị khách công sở, hay làm việc với máy tính và đòi hỏi một nơi có thể tập trung.
V. Những chiến lược kinh doanh bạn cần phải vạch ra
Muốn mở quán cà phê nhỏ, hãy tìm hiểu các đối thủ và vạch ra cho mình một chiến lược. Lên phương án thực hiện và các ý tưởng độc đáo để tạo sự thu hút khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh
Tại địa điểm bạn thuê, hãy tìm hiểu mọi thứ về các quán cà phê gần đó. Hãy bước vào và trải nghiệm đồ uống cộng với thái độ phục vụ của nhân viên. Từ đó liệt kê ra các ưu điểm, nhược điểm của các quán đó. Xem quán cà phê của họ có gì khác biệt mang lại giá trị cho khách hàng không?…
- Đối tác kinh doanh
Những người chuyên cung cấp nguyên vật liệu sạch giá tốt cho bạn. Những người khách hàng được phục vụ chu đáo và cảm thấy hài lòng. Những nhân viên đã và đang làm tại quán bạn, họ được quan tâm ra sao…
Những đối tác này khi có thiện cảm họ sẽ giới thiệu bạn bè đến. Bỗng chốc cửa hàng của bạn sẽ có lượng khách hàng ngày một tăng hơn.
- Phương án triển khai
Tự làm, tìm những đối tác và cộng tất cả số chi phí lại thành một số tiền cần chuẩn bị (bao gồm cả chi phí dự đoán). Đây là phương án đem sẽ giúp chủ cửa hàng thành công, kinh doanh theo mọi ý tưởng do mình thích, và có tính kiểm soát chặt chẽ hơn. Đồng thời sẽ hạn chế được rủi ro và những chi phí không đáng có.
Phương án khác an toàn hơn là tìm các đơn vị nhượng quyền để làm một quán cà phê. Kiểu này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức và đặc biệt hạn chế rủi ro.
Kết luận
Trong bất kì con đường kinh doanh nào mà bạn lựa chọn đều chứa đựng đầy sự khó khăn. Giai đoạn đầu mở quán cà phê luôn là giai đoạn khó khăn nhất. Hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm mở quán cà phê nhỏ thật tốt. Khi quán cà phê của bạn đi vào ổn định có một lưu lượng khách đều hãy tiến tới việc phát triển hơn nữa.
Trên đây là những chia sẻ mở quán cà phê nhỏ, hy vọng bài viết đem lại những kiến thức bổ ích cho người đọc. Chúc bạn kinh doanh thành công!